Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Xu hướng thiết kế logo 2010

Khi quan sát hơn 35.000 logo đã được cập nhật từ khắp nơi trên thế giới tới trang LogoLounge trong suốt 18 tháng, chỉ có con mắt thần của một cỗ máy mới có thể phân loại, so sánh và đánh giá sự thành công của mỗi thiết kế. Tuy nhiên những cỗ máy không thể đưa ra được những xu hướng thẩm mỹ.


Ví dụ, một số chỉ dẫn thiết kế có thể được định hướng bằng các công cụ Swirl hay Pucker của illustrator hoặc như Scriptographer có thể làm tốt như năm qua. Ngoài ra các thiết kế có thể bị ảnh hưởng bởi một sự kiện ở thời điểm đó một cách rất nhanh. Bằng chứng của việc này là các biểu tượng chữ O được sử dụng do cảm hứng bởi cuộc bầu cử nước Mỹ 2009.

Chỉ có dùng mắt kết hợp với 8 năm theo dõi Logolounge mới đưa ra được bản phân tích tốt. Đây là những điều tôi đã khá phá sau khi xem hàng ngàn logo, các logo có độ trong suốt (transperency) đã được sử dụng rộng rãi, nhưng như phông chữ, hay màu sắc, chúng không phải là xu hướng. Nó quá phổ biến để coi là một xu hướng. Đơn giản là thế.

Ngoài ra độ sáng của màu sắc cũng trở nên phổ biến, như thể mắt người đang được luyện tập với ánh sáng màn hình, máy chiếu, bảng điện tử. Chúng ta đang sống trong thế giới RGB, chứ không phải CMYK như trước đây.

Chữ càng ngày càng quan trọng trong việc thiết kế nhận diện. Được lái theo đồng tiền, khách hàng và nhà thiết kế làm việc cật lực để ra đời một thông điệp ngắn gọn và/hoặc trực tiếp, và kết hợp chữ thành logo là thông điệp tức thời. Một số logo đơn giản là nhồi 1 thông tin.

Một xu hướng rất đáng khích lệ là sự sáng tạo, những thiết kế tươi mới, đầy năng lượng từ các nước khối Đông Âu. Những nhà thiết kế ở đó dường như có sự cần cù, điều mà các nhà thiết kế phương Tây đã mất đi. Họ sẵn sàng làm rất nhiều logo khác nhau tới một khách hàng, tiếp cận 1 vấn đề từ rất nhiều hướng. Tất nhiên không phải thử nghiệm nào cũng thành công, nhưng nỗ lực và thành quả còn đó.

Những nhà thiết kế Scandinavian (ám chỉ người Đông Âu – wiki) đã thay đổi tươi sáng, sáng sủa hơn trong thiết kế. Dòng chảy đương đại dường như đang ở đó, nhưng các nhà thiết kế thậm chí còn đi nhanh hơn. Một các giác khoáng đạt đang hiện diện.

Những gì đáng chú ý trong năm nay?

  • Các thiết kế chú trọng hơn vào việc gợi lên cảm giác tích cực, hay ít nhất là tuyên bố dũng cảm rằng khách hàng không cần phải e ngại về bất cứ điều gì nữa

  • Có nhiều đường cong, bề mặt, chuyển động

  • Vòng tròn trên vòng tròn trên vòng tròn, đặc biệt lồng vào lẫn nhau và có kích thước giảm dần, xuất hiện khắp mọi nơi. Cũng như xây dựng các đối tượng từ hình tròn.

  • Thiết kế "Xanh" vẫn phổ biến, nhưng không nhất thiết là phải màu xanh, tất cả các màu tươi sáng đều sử dụng.

  • Cuối cùng, xuất hiện một sự phát triển nổi bật khác. Qua nhiều năm, những logo thành công thường có hình dạng rất đẹp. Chúng đa phần chỉ có một màu, hoặc sử dụng màu rất hạn chế. Giờ đây, các nhà thiết kế bắt đầu xem xét kỹ hơn các bề mặt của mảng khối, coi chúng như là một “khung vải” để từ đó tùy nghi sáng tạo. Khả năng tạo hình cùng ý tưởng vẫn đóng vai trò chủ đạo, nhưng một khi được xử lý bằng hiệu ứng, các bề mặt sẽ có thêm nhiều ý nghĩa mới.

Hàng năm, tôi đều có những dự báo xu hướng, nó không phải là một cuốn sách chỉ dẫn phong cách. Nó cũng không phải hữu hạn. Có nhiều xu hướng hợp lệ không được liệt kê ở đây.

Báo cáo sẽ đem tới cho bạn một cái nhìn khác về việc thiết kế logo. Từ "Xu Hướng" bản thân nó đã rất có tính dự báo, nhưng trong thực tế, những dự báo xu hướng không tồi. Chúng nói lên sự phát triển của chúng ta. Chúng giúp ta dựa vào đó để tiến xa hơn.

Cubist – Lập thể





Không có gì ngạc nhiên khi những nhà thiết kế một lần nữa lấy cảm hứng Mỹ Thuật (Fine Art) để tạo ra những tác phẩm ấn tượng của mình. Như Pablo Picasso và Georges Braque đã khám phá trường phái lập thể (Cubism), có một sự hứng thú trong việc giản lược hình ảnh tối đa. Thiết kế logo được áp dụng phương thức mới này, một mối lương duyên tốt đẹp giữa trường phái lập thể và thiết kế logo. Minh họa một hình ảnh một cách đơn giản bằng cách sử dụng nhiều bề mặt. Nó thực sự tôn vinh sự thẩm mỹ của những hình ảnh được giản lược.

Phần mềm làm ra những điều kỳ diệu này là Illustrator với sự trợ giúp của Plugin có tên "Delaunay Raster" khiến kỹ thuật này trở nên rộng rãi và phổ biến. Nhà minh họa Jonathan Puckey đã sử dụng kỹ thuật này cho ra những kết quả tuyệt vời với những tấm hình đồ họa (photographic), và một sự chuyển dịch phong cách bắt đầu xuất hiện trên những dấu hiệu nhận diện của nhiều công ty trong các hoạt động thương mại của họ.

Spores | Bào tử






Những con vi khuẩn biến thành sticker hay những hình có góc cạnh ghồ ghề. Logo là phiên bản thu nhỏ của hình sao cánh tia, và thường được thể hiện theo phong cách 3D. Nằm lơ lửng trong không trung, trông chúng giống như những quả mìn, nằm chờ nổ một cách đầy im lìm trong vùng nước. Trong thực tế, logo trông ấn tượng hơn khi được làm chuyển động trên màn hình. Bất chấp sự so sánh không mấy thiện cảm như ở trên, logo dạng này vẫn trông khá hấp dẫn, có thế mạnh tạo hình riêng, nhờ vào đặc tính chính xác theo kiểu toán học và trông đầy bí hiểm.

Trong một vài trường hợp, các tia lan tỏa ra như các xúc tu, tượng trưng cho sự kết nối tạo thành quần thể. Điểm mạnh của chúng chính là khả năng kiểm soát tốt trật tự từ sự lộn xộn. Chúng là những cấu trúc nhìn tuy hỗn loạn những rất có lớp lang, phối hợp chặt chẽ với nhau một cách hoàn hảo như ý đồ xắp xếp của tạo hóa. Có điều vẻ ngoài gây hấn của những logo này chắc chỉ có thể thuyết phục được các khách hàng, vốn có sẵn tình cảm với các cấu trúc phức tạp theo kiểu tự nhiên mà thôi.

Ghosts – Bóng mờ






Thu hút thị giác là một việc khó khăn nhất của các nhà thiết kế. Khuyến khích người khác nhìn đã là một việc khó, để người ta nhìn kỹ vào nó còn khó gấp bội. Những biểu tượng có hiệu ứng Gaussian – mờ khiến cho người xem thắc mắc và phải nhìn lại cho rõ. Hiệu quả ban đầu đã coi như thành công

Một hình ảnh phù hợp là một yêu cầu bắt buộc. Bởi vậy bạn không thể ngẫu nhiên sử dụng một hình ảnh được làm mờ. Hãy nhớ rằng, cho dù có những bí ẩn để tưởng tượng, nhưng việc tiết lộ ý đồ phải bắt buộc. Kỹ thuật này sẽ thành công khi mà nếu các hình ảnh khi nhìn kỹ được giải đáp rõ ràng. Màu sắc cũng quan trọng vì chúng ta có xu hướng nhận dạng màu sắc trước tiên rồi mới tới hình dạng.

Tendrils | Tua xoắn






Logo hoàn toàn chỉ có các đường ngoằn ngoèo kỳ dị cùng dấu ấn bàn tay thủ công của con người. Qua các báo cáo định kỳ hàng năm, Logolounge có đề cập tới một số các khuynh hướng sử dụng hoa lá cành, ký tự hay văn bản để tạo thành viền cho logo. Năm nay, kiểu hoa lá ngoằn ngoèo lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà thiết kế Si Scott đã được ứng dụng vào trong thiết kế logo. Không giống với các thiết kế được canh vẽ chỉn chu theo kiểu hình học, các dây xoắn này mọc tự do, các đầu mút bò lan ra trông giống như các cành nho.

Tính “người” bộc lộ rõ qua các thiết kế kiểu này, và nó cũng chính là thông điệp. Vẻ đẹp của chúng nằm ở chỗ, chúng không được sáng tạo ra bởi các cỗ máy móc vô hồn. Chúng ra đời nhằm tán dương vẻ đẹp của sự không hoàn hảo. Chúng nhấn mạnh vào sự trang trí theo ý của khách hàng. Đồng thời, hình vẽ bằng tay cũng giúp củng cố thêm thông điệp về tính thật, tương tự như sự phân biệt giữa thư tay và thư điện tử.

Shift – Dịch chuyển






Sự không hoàn hảo khi được xử lý một cách hoàn hảo có giá trị ngang bằng với sự hoàn hảo. Các màu sắc trong suốt chồng lên nhau giống như lỗi lệch màu CMYK hay RGB là điểm nổi bật của xu hướng này. Mặc dù sự chồng chéo khá phực tạp, tuy nhiên với những màu sắc sáng sủa khiến những phần trùng lặp được nhìn rõ. Các lớp đưa ra có mục đích nhằm tạo sự liên kết giữa những cá thể riêng biệt để hoàn thành mục tiêu chung.

Xu hướng này cho thấy sự đa dạng từ một thể đơn giản. Một khía cạnh khác, nó là một hình dạng duy nhất tách ra thành nhiều hình dạng. Với các màu sắc tinh khiết , sáng nên dù các yếu tố tĩnh nhưng tạo cảm giác chuyển động. Ý tưởng này phù hợp với những công ty thích ý nghĩa của việc chuyển động, thay đổi và công việc tiến triển tốt.

Parts – Quần thể






Xu hướng này nhấn mạnh một điều "một cái gì đó có thể xấu xí, nhưng nhiều cái xấu lại thành cái đẹp". Lấy bất cứ cái gì không đẹp lắm – và kết hợp chúng thành một kết cấu lý tưởng. Đó là một yếu tố mà mỗi phần trong đó kết hợp với nhau để làm thành một mục tiêu chung. Từ xa, hình ảnh đại diện bao trùm tất cả. Nhưng gần hơn thì mỗi phần hiện ra là một cá thể nhỏ.

Các ví dụ trên đã minh họa rõ nét điều này: “We” tạo thành hình ảnh nước Mỹ, thể hiện cho ý tưởng “Dân tộc ta tạo ra đất nước”; Hàng trăm chú cá nhỏ tạo thành hình con cá mập, là logo sử dụng cho một trường dạy lặn. Trong mỗi trường hợp, sự cân bằng thị giác rất được chú ý nhằm giúp cho người xem có thể vừa thấy được hình dáng tổng thể, vừa thấy được các hình chi tiết cấu tạo nên nó.

Pixel | Điểm ảnh






Trong thế giới RGB, trên màn hình, pixel là điểm nhỏ nhất. Bởi vậy những logo trên muốn nói rằng, "Đây là những bản chất của chúng tôi"


Hexahedron | khối sáu mặt






Stephen Doyle đã sử dụng phương pháp tạo hình thông minh này trong thiết kế logo cho The Cooper Union, chưa hết logo còn được minh họa bằng một đoạn phim biểu diễn chuyển động của các khối khi rơi xuống cùng nhau, cũng làm cho ý tưởng trở nên thuyết phục hơn. Logo chỉ gồm có 2 hình hộp, sử dụng các mặt màu trong suốt thể hiện chữ viết tắt C và U, nhưng khơi gợi khá tốt cảm giác về không gian, khiến người xem có thể định hướng và hình dung ra các mặt khác nhau của logo khi nhìn ở nhiều góc độ. Nói tóm lại, logo có vẻ như đang mời gọi bạn tham gia và làm bạn cảm thấy thoải mái với nó.

Những logo khác sử dụng cách thức tương tự đều nhắm vào mục tiêu khơi gợi cảm giác về không gian và kích thích người xem tương tác với chúng: Khi được tương tác càng nhiều, khách hàng sẽ càng nhớ tới logo, và khi càng nhớ, họ càng trung thành với thương hiệu.


Dust | Bụi






Khi bạn nói lớn, nhưng lại không biết điều chỉnh tông, giọng bạn sẽ nghe đều đều đến phát chánNếu bạn nói thì thầm vào tai người khác thì bộ não người nghe sẽ tập trung vào một bên tai. Nhưng logo thiết kế theo xu hướng này muốn tôn vinh sự tinh tế của sự thì thầm, với mức độ khác nhau của các điểm vector tạo thành hình ảnh như ý muốn. Một lần nữa các nhà thiết kế lại tìm cách khiến người xem phải dừng lại lâu hơn ở các thiết kế của họ để xem điều gì xảy ra.

Peepshow | Thể loại phim chiếu qua các lỗ nhỏ






Đó là kỹ thuật sự dụng những hình ảnh trong một hình ảnh.  Một giải pháp tuyệt vời để diễn tả một vấn đề nếu nó nằm phía sau biểu tượng đó. Các màu sắc được khống chế ít tương phản tránh sự nổi bật vượt kiểm soát.

Iconologic phát triển thành công một loạt các biểu tượng Coca-Cola để sử dụng tại Olympic Vancouver. Chai Coke được trình bày tương tự như logo của kỳ thi này – các hòn đá xếp chồng lên nhau. Những nét gãy của biểu tượng được kết nối bằng màu sắc thông nhất.

Festoon | Chùm tua






Nếu ai, khi còn bé, đã từng ghé đến các cửa hàng bán đồ kim khí, chắc đều nhớ tới các mẫu quạt điện hay các kiểu máy lạnh dạng cửa được phủ đầy các tua rua tung bay phấp phới. Không chỉ làm khách hàng chú ý, chúng cũng là lời đảm bảo rằng, tại ngôi nhà riêng của mình bạn sẽ có được không gian mát lạnh ngay giữa mùa hè. Những logo này tạo cảm giác một ít cái lạnh và rất nhiều gió thổi. Các lá cờ đuôi nheo chuyển động hay bay phần phật trong gió có thể dùng để tượng trưng cho một ngầm ý nào đó, hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là mô tả một cơn gió mát lành thổi qua.

Điểm then chốt của phong cách tạo hình này chính là các chi tiết đuôi nheo phủ chồng lên nhau. Vì là màu trong suốt, nên chúng sẽ làm đổi màu những vùng chồng lên nhau. Có một sự thoải mái trong tinh thần và không gò bó khi nhìn thấy các logo kiểu này. Chúng trông giống như các ngọn lửa bùng lên theo phương nằm ngang, biểu thị cảm giác vui tươi hay không khí lễ hội. Logo phong cách này khi sử dụng trên các ấn phẩm sẽ dễ dàng tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc.


Stains | Vết ố






Hãy tưởng tượng những logo được sáng tạo nhờ những tờ giấy thấm, những vết dơ của khăn trải bàn. Tất nhiên độ mờ của chúng được kiểm soát để các hình ảnh vẫn dễ nhận ra. Nhữn thiết kế này cũng tạo ra những chuyển động cho các hình ảnh tĩnh.

Burst | Pháo hoa






Một cách chắc chắn rằng, pháo hoa chính là quán quân trong cuộc thi giành lấy ánh nhìn của khách hàng. Âm thanh vang dội kèm theo là yếu tố thu hút bạn nhìn lên đốm sáng, nhưng chính sự nổ tung bắn ra hàng ngàn tia lửa lung linh mới chính là chất adrenaline (một loại hoóc-môn) gây kích thích thị giác bạn nhất. Thử hỏi còn hình tượng nào hướng người xem tới cảm giác phấn khích, tích cực và vui vẻ như pháo hoa? Những logo minh họa kèm theo đây, cũng như nhiều tác phẩm khác cùng cách thể hiện, dù được xử lý riêng biệt nhưng tựu trung vẫn là đang cố gắng giữ lại khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng rực rỡ và huy hoàng..

Màu sắc rực rỡ, tươi sáng, trải dọc hết dãy quang phổ. Logo mô tả khoảnh khắc viên mãn nhất của pháo hoa, thể hiện vào lúc nó chuyển động, nở bùng và tỏa sáng rực rỡ. Thể hiện được chi tiết hình tượng này với một số nét hạn chế là một thách thức không nhỏ, tuy vậy logo LaQuinta do LatinBrands thiết kế và logo Logistigo do Porkka Kuutsa thiết kế là những ví dụ tuyệt vời, rất đặc trưng nhưng vẫn đơn giản.


Wallpaper | Giấy dán tường






Sau nhiều năm được chứng kiến các họa tiết trang trí đơn sắc như dây leo, hoa lá, đường xoắn, nét uốn lượn được sử dụng để tô điểm cho logo, trào lưu này tạm lui bước để nhường chỗ cho một phong cách trang trí thậm chí còn rườm rà hơn. Chúng xuất hiện dưới một hình hài mới và cũng trở nên lòe loẹt hơn. Logo với nhiều họa tiết lồng bên trong ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức, thỏa mãn sự chú ý. Màu sắc vì thế cũng được sử dụng tùy theo cảm hứng của người thiế kế.

Một bức hình nhìn nghiêng của người phụ nữ chẳng có gì là lạ so với sự tưởng tượng của bạn, nhưng khi trộn vào đó vô số hoa văn sặc sỡ, cô ta sẽ trông nổi bật và có cá tính hơn. Những logo dạng này thực sự không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng thiết kế, mà là cách kể những câu chuyện liên quan tới các họa tiết nằm trong đó. Một cách chắc chắn rằng, logo nào có nhiều màu sắc và học tiết trang trí rườm rà thì thường gặp rắc rối to với việc in ấn, đặc biệt ở dạng 1 màu. Nhưng không sao, vì thời buổi này chẳng còn ai sống mãi trong cái thế giới một màu ấy cả.


Box-up | Được đóng khung






Việc sử dụng chữ cho logo đã thành một điều cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng giúp ích cho các hoạt động thương mại. Tuy nhiên ngoài tên công ty thì cũng cần có nhưng thông tin cần xác định, như ngày thành lập, địa điểm, slogan…bởi vậy giải pháp đóng khung chia từng phần ra được sử dụng, điều này giúp người xem hiểu rõ những gì bạn cần truyền tải.

Những xu hướng đáng chú ý khác.





Tấm tôn: 

Đặc điểm: Những đường biên mảnh, có thể trong suốt hay không, được tăng thêm độ dày tạo cảm giác 3D.




Chăn bông

Đặc điểm: Bề mặt logo bao phủ bởi các mặt hình học, màu trong suốt, giáp mí nhau trông như những mảnh của một chiếc chăn bông.




Tan chảy

Đặc điểm: Các điểm trên logo được cho phép chảy xuống và kéo giãn khỏi hình chính, như tác dụng của trọng trường




Vặn xoắn

Đặc điểm: Hình được bóp méo trông như ảnh phản chiếu trong nhà kính quái dị. Đôi khi hình ảnh gốc sẽ mất hẳn hình dạng khi áp hiệu ứng này vào.




Bảy sắc cầu vồng

Đặc điểm: Bất kỳ cách nào sử dụng tất cả dải quang phổ xoay tròn trên một logo. Hiệu ứng thường sử dụng cho các logo có hình cánh đồng tâm, dải màu lúc này trở thành vòng tròn khép kín.Minh họa: Rise Design Branding Inc., Star CreativeLò xoLogo được tạo thành từ việc lặp lại hàng loạt các hình có nét mảnh, nhưng không nhất thiết phải đồng tâm như hình trang trí hoa hồng. Số lượng nét sẽ quyết định tới độ lớn mảng trong logo




Lò xo

Logo được tạo thành từ việc lặp lại hàng loạt các hình có nét mảnh, nhưng không nhất thiết phải đồng tâm như hình trang trí hoa hồng. Số lượng nét sẽ quyết định tới độ lớn mảng trong logo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét