Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Nguồn gốc, lịch sử và tương lai của ngành thiết kế logo

logo-design-historyChúng ta đã nghe qua rất nhiều về thương hiệu, logo và ý nghĩa của chúng trong thế giới hiện đại. Mỗi ngày chúng ta thấy rất nhiều những thương hiệu cùng những logo được thiết kế đầy sáng tạo của chúng. Nhưng chúng ta đã khi nào thắc mắc… những logo này được phát triển từ đâu? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề trên từ những năm tháng xa xưa của thế giới hiện đại.

Nguồn gốc từ Hy Lạp:

Mặc dù không hề có 1 định nghĩa nào cho việc Thiết kế Logo, nhưng từ “logo” bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp “lógos” nghĩa là “khẩu hiệu”. 1 thuật ngữ khác tương tự thường được dùng ngày nay là “logotype” có nghĩa là ”rất nhiều mẫu tự được diễn tả trên 1 miếng ghép”. Từ xa xưa, người Hy Lạp dùng logo như 1 loại mật mã để truyền đi những thông điệp bí mật từ nhà vua và các nhà cầm quyền. Những đồng tiền Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng được cho khắc những “hình tượng đan xen nhau” (hoặc logo theo cách gọi ngày nay) của tầng lớp thống trị.
lich-su-logo

Dùng như là tên thương hiệu:

Điều này bắt nguồn từ thế kỷ thứ XIII, thời đại của buôn bán. Những logo được phát triển để phục vụ cho thương hiệu của các lái buôn. Dấu vết sớm nhất của logo được tìm thấy các ngành nông nghiệp, kim hoàn, làm giấy và 1 số loại hình khác nữa. Và hiển nhiên các thương hiệu này đều xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp. Đến thế kỷ XVII, mỗi lái buôn và thương nhân đều đã có tên thương hiệu của riêng mình.
logo-First-were-symbols

Cách mạng công nghiệp:

Đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của công việc thiết kế logo chính là bước đột phá từ kinh tế nông nghiệp sang nền công nghiệp hiện đại vào thế kỷ 18. Tập trung vào chuyển biến cơ cấu sản phẩm nông nghiệp sang công nghiệp. Cùng với sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh và điêu khắ, các logo thương hiệu đã được thiết kế với chất lượng tốt hơn, đẹp hơn. Những cải cách trong nghệ thuật và điêu khắc – như công nghệ của Studio Rouchon từ Pháp (những năm 1840), Joseph Morse của New York (những năm 1850), England’s Frederick Walker (những năm 1870) – đã làm nổi bật phong cách đa chiều, bộc lộ cảm hứng của các nghệ sĩ bằng những hình tượng rực rỡ và đầy màu sắc.

Logo đầu tiên của các tập đoàn:

Prudential_Financial-logo1 trong những logo nổi tiếng nhất từng được biết đến trên nhiều Quốc Gia chính là công ty bảo hiểm Prudential với logo “The Rock of Gibraltar” năm 1890. 1 ví dụ khác nữa là thương hiệu cũ của Nipper thuộc tập đoàn RCA năm 1910 (chú chó “Nipper” ngồi trước chiếc máy hát cùng khẩu hiệu “His mater’s voice”). Ngành thiết kế logo trong thời đại hiện nay bắt đầu từ những năm 1950. Chase Logo, được thiết kế năm 1960 bởi Chermayeff & Geismar cột mốc đánh dấu ngành thiết kế đồ họa đương thời của Hoa Kỳ. Chase Logo với những phá cách trong thiết kế chính là logo trừu tượng đầu tiên của thời đại ngày nay.

Tương lai của ngành thiết kế logo?

Mục đích của việc thiết kế logo là gì? Với quá nhiều những xu hướng thiết kế trong thập kỷ gần đây là vì, đây là ngành có tương lai đầy hứa hẹn và sáng lạng. Chắc chắn là như vậy, và đồng nghĩa với việc sẽ tiếp tuc có nhiều bước đột phá mới hơn nữa trong năm 2010 sắp tới.
2010-logo-design-trends

Dịch từ LogoBlog)

Những logo tuyệt nhất và tệ nhất

logoGiáo sư George Cook chuyên ngành marketing và tâm lý khối cao học kinh tế Simon thuộc trường Rochester định nghĩa ngắn: “Logo là dấu ấn đồ họa làm thành biểu tượng mà các doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng, nhằm quảng bá công ty, đơn vị, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình”.
“Logo ngay lập tức thu hút sự chú ý của khách hàng, rồi tiếp tục khắc ghi hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ sâu đậm trong đầu khách khi họ mua hàng… Hầu hết các công ty rất chú tâm đến bước Thiết kế Logo. Mục tiêu của họ là sở hữu một biểu tượng mà mọi đối thủ, đối tác đều khao khát”, giáo sư Cook nhấn mạnh.
Câu hỏi quan trọng ở đây là điều gì làm nên một logo hữu hiệu tuyệt vời?

Những logo tuyệt nhất:

McDonald’s. Nhân tố chìa khóa chính là “dễ nhớ”. Theo giáo sư Walter Guarino chuyên ngành quảng cáo và thương hiệu tại đại học Seton Hall kiêm Giám đốc công ty tiếp thị tương tác SGW, “Nếu người tiêu dùng ghi nhớ logo và ý nghĩa biểu tượng của nó chỉ sau 1, 2 lần nhìn thấy thì đó là một logo thành công”.
mcdonaldslogo
Nhìn vào hàng tỷ thực khách sáng mắt lên khi thấy biển hiệu vòm vàng chữ M là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công của logo McDonald’s.
Nike. Logo của Nike là một trong những logo nổi tiếng nhất thế giới. Betsy Jordyn, Giám đốc công ty tư vấn Accelera, đã từng làm việc với nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách Fortune 100 giải thích rõ hơn nhân tố thành công của logo Nike: “Tên Nike và dấu biểu tượng hất lên mạnh mẽ như câu kích thích: Okie, làm đi!, hoặc như hình ảnh vị nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp, rất thích hợp trong ngành kinh doanh giày thể thao, bởi vì các vận động viên luôn khao khát chiến thắng”.
nikelogo
Todd Simmons, Giám đốc Sáng tạo của công ty thương hiệu Wolff Olins có trụ sở tại London, New York và Dubai ngợi khen: “Nike dạy chúng ta bài học về một cái logo có thể làm nên cả thương hiệu doanh nghiệp… Logo là hình ảnh trừu tượng, khi nhìn vào không khiến ta hình dung đến chứ Nike, nhưng vẫn là dấu ấn đẹp và nhiều ý nghĩa. Khi đặt sản phẩm thì lập tức khiến nó bắt mắt hơn”.
CEO tập đoàn quảng cáo DLB Blanca Brigati thán phục: “Logo của Nike đạt hiệu quả 100%, gợi cảm giác mạnh mẽ về tốc độ và chất lượng”.
Có một điều lý thú là logo đó do một sinh viên thiết kế và Nike đã chỉ trả cho cậu ấy 35 USD. Nhiều năm sau, thay lời cảm ơn, CEO của Nike là Phil Knight đã tặng cậu sinh viên đó một phong bì cổ phiếu công ty.
Công ty bảo hiểm Geico Gecko. Hình ảnh logo được khen là “dễ thương”. Chú tắc kè xanh lá cây độc đáo và hài hước, dễ đi vào lòng người, gần gũi với mọi người.
geico-logo-with-gecko
Fedex. Logo FedEx xuất hiện ở khắp mọi nơi và rất đặc biệt. Chữ E và X đều gợi cảm tốc độ và sự chính xác. Đó là thông điệp mà hãng muốn truyền đạt đến khách hàng.
fedexlogo
Hơn thế nữa, điểm độc đáo nhất mà nhiều chuyên gia marketing thán phục FedEx là mũi tên ẩn giữa chữ E và X cuối. E lớn đứng cạnh X nhỏ, khoảng trắng giữa hai chữ làm thành hình mũi tên tiến tới. Mũi tên đó đã khiến chuyên gia thương hiệu kiêm CEO công ty Hanfts Projects, anh Adam Hanft phải thốt lên: “Vô cùng thông minh!”
CBS. Hãng truyền thông CBS gắn liền với con mắt nhìn thẳng mà anh Hanft khen: “Con mắt này nhìn thẳng chúng ta từ những năm 1950, gợi nhắc sự thông minh đầy quyền uy và dũng khí không do dự”.
cbs

Những logo tệ nhất:

Sears. Chuỗi cửa hiệu thời trang và hàng gia dụng Sears thay đổi logo nhiều lần, nhưng logo hiện tại bị Giám đốc Sáng tạo Kelly Day của công ty marketing Bailey Gardiner chê thậm tệ: “Logo mới còn tệ hơn những logo cũ! Trông nó thật đáng chán, dễ quên. Lẽ ra nên giữ hình ảnh logo lịch sử, vừa đẹp, ấn tượng, vừa ăn sâu vào lòng người, tạo cảm giác về chuỗi cửa hàng đáng tin cậy chuyên bán sản phẩm chất lượng”.
Coca-Cola. Coca-Cola là thương hiệu nước giải khát số một thế giới. Ai dám chê Coca-Cola đúng là to gan lớn mật. Thật ra, có nhiều ý kiến mâu thuẫn xoay quanh logo và màu sắc biểu tượng của Coca-Cola. Một phe thì cho rằng Coca-Cola lấy màu đỏ thật ấn tượng, nổi bật, nên dĩ nhiên thành công hơn màu xanh của Pepsi. Ngược lại, phe khác cho rằng màu đỏ chói quá, không gợi đúng cảm xúc về thứ thức uống tươi mát, sảng khoái như màu xanh của Pepsi. Nhà phê bình cho rằng: “May nhờ sản phẩm Coca-Cola đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng, chứ riêng cái logo là sự thất bại”.
cocacolalogo
Hãng thực phẩm Kellogg’s. Logo bình thường. Theo chuyên gia marketing thì logo của hãng không đến nỗi quá tệ, nhưng cũng không ấn tượng, vì chẳng ẩn chứa ý nghĩa gì giúp khách hàng liên tưởng đến sản phẩm của công ty.
kelloggs-logo
Mercedes. Biểu tượng xe Mrecedes lừng danh toàn cầu, nhưng anh Hanft chê: “Cũng là nhờ xe tốt và đẹp, chứ hình ảnh 3 khía đó rời rạc, xa cách, và không truyền tải bất cứ thông điệp hay cảm xúc nào”.
mercedeslogo
(Bài dịch, mang tính chất tham khảo)
(Thanh Phương -
Theo Doanh nhân Sài Gòn/AOL)

Slogan mới của du lịch Việt: Thiếu tự tin, thừa khác biệt

A-Different-Orient-Su-Khac-Biet-A-Dong_copyMột chiến dịch, một logo (biểu tượng), một slogan (tiêu đề) mới với tên gọi "Vietnam - A Different Orient" (Việt Nam - Sự khác biệt Á Đông). Liệu chiến dịch này có phải là bước nhảy vọt mà ngành công nghiệp du lịch của Việt Nam đang mong đợi?
Ông Tim Russell, Giám đốc Điều hành Công ty Come&Go Vietnam, một người Anh đã gắn bó lâu năm với nền du lịch Việt Nam, gửi tới Diễn đàn Kinh tế Việt Nam bài phân tích về logo và slogan mới này. VEF trân trọng giới thiệu với độc giả.

Về slogan A Different Orient

Thoạt nhìn, nó giống như một sự cải biến lớn từ The Hidden Charm (Vẻ đẹp tiềm ẩn). Việc sử dụng những từ như "different" (khác biệt) và "orient" (Á Đông) gợi lên sự huyền bí và khác biệt của Việt Nam, những đặc điểm thu hút nhiều sự chú ý từ khách du lịch. Với bất kỳ ai từng đến các địa điểm du lịch phát triển hơn như Thái Lan hay Malaysia, Việt Nam hoàn toàn khác.
Nhưng điều tôi lo ngại về slogan này là nó nghe không được tự tin cho lắm. Những người hàng xóm châu Á của Việt Nam không ngại ngần thổi chiếc kèn trumpet riêng của họ - Incredible India, Amazing Thailand, Malaysia Truly Asia, Cambodia Kingdom of Wonder, WOW Philippines - và trong khi slogan mới ít có tính thất bại như The Hidden Charm, nó vẫn không hoàn toàn thể hiện sự chắc chắn. Việt Nam sôi động, thú vị, đầy màu sắc, hạnh phúc và hỗn độn. Tất cả những từ này gợi nhiều cảm hứng và liên tưởng hơn là chỉ có "khác biệt", từ có cả ý nghĩa tiêu cực và tích cực.
Tệ hơn, một ý nghĩ đằng sau slogan này là hầu hết khách du lịch đến Việt Nam vì văn hóa và để khám phá. Cách tiếp thị sai lầm này đang góp phần vào tỷ lệ rất thấp khách du lịch quay trở lại Việt Nam. Khách du lịch trở lại một địa điểm nhiều lần vì bãi biển, cuộc sống về đêm hay các hoạt động giải trí. Một lần nữa, thị trường du lịch này lại bị phớt lờ. Thái Lan rất thành công khi khai thác vào thị trường này, đến mức gần 50% du khách quay trở lại Thái ít nhất một lần. Việt Nam chưa nhìn nhận nó là một vấn đề lớn, nhưng đây thực sự là một vấn đề rất lớn.

Thứ hai là về logo

Không giống logo sử dụng cho The Hidden Charm, không ai nghi ngờ đây là sản phẩm của những nhà thiết kế chuyên nghiệp. Nó tạo dấu ấn riêng khi được đặt cạnh các logo của các thị trường du lịch châu Á khác. Nó sống động, bắt mắt và đặc biệt và nhìn nó sẽ thật tuyệt vời ở trên áp phích du lịch, triển lãm thương mại, quần áo và các mặt hàng khuyến mại. Với tư cách là một chuyên gia về du lịch, người đang cố gắng đẩy mạnh du lịch Việt Nam và thường xuyên tham dự các triển lãm thương mại, tôi thấy thật thú vị khi có một logo mà tôi có thể trưng bày không chút bối rối.
Ve-dep-tiem-an
Chỉ có một sự hạn chế với logo này - đó là màu sắc. Vì một số lý do nào đó, logo sử dụng phần lớn màu xanh nước biển - màu sắc mà ít người nhìn thấy sẽ liên tưởng đến Việt Nam. Và nó còn có các vệt màu xanh lá cây, màu tím, màu vàng và màu đỏ, như thể các nhà thiết kế không thể quyết định phối màu thế nào và đơn giản là đồng ý sử dụng hết các màu này. Rõ ràng là có một vài điều logic giải thích việc này.
Theo các nhà thiết kế, màu xanh nước biểu thể hiện vùng nước xanh của Việt Nam; màu xanh lá đại diện cho đồng lúa và rừng núi; màu tím được cho là biểu tượng của Việt Nam, hoa sen; màu vàng tượng trưng cho kiến trúc thuộc địa (vẫn còn một ít tồn tại đến ngày nay); và màu đỏ lấy từ lá cờ Tổ quốc. Bây giờ nó có thể có ý nghĩa với một loại các chuyên gia về nhãn hiệu ngồi quanh bàn trong một cuộc họp, nhưng người theo dõi bình thường nhiều khả năng sẽ nghĩ "Cờ Việt Nam màu đỏ... đồng quê chủ yếu là màu xanh lá... tại sao logo lại có màu xanh nước biển?"
Với xu hướng tương tự, phông chữ sử dụng ở logo có những đoạn hơi cong trong các ký tự để phản chiếu di sản Quốc Gia và lịch sử văn hóa". Theo tôi dự đoán, đây là mặt hạn chế khi sử dụng các chuyên gia về nhãn hiệu. Họ hầu hết mất khả năng suy nghĩ như người bình thường và cho rằng khi chúng ta nhìn một dòng màu tím, ngay lập tức chúng ta nghĩ đến hoa sen trong khi điều chúng ta thực sự đang nghĩ đến là "tại sao logo này lại có màu tím? "
Mặc cho những hạn chế đó, tôi phải nói rằng chiến dịch mới là một cải tiến đáng kể so với các nỗ lực trước đây. Nó có thể không nắm bắt sự sôi động, hỗn độn và thú vị của Việt Nam nhưng nó thu được một số màu sắc và sự khác biệt. Và quan trọng hơn, đây là một bước tiến lớn từ hình ảnh thiếu chuyên nghiệp trước kia và chắc chắn nó sẽ đóng góp lớn vào việc phát triển hình ảnh thương hiệu của Việt Nam. Sau cùng, đó là A Different Orient và đó là lý do ngày càng nhiều người đến Việt Nam.
- Tim Russell (Lan Dung dịch) -

(Tuấn Anh - theo VEF.vn)

Mở rộng thương hiệu

Doanh nghiệp nào sau khi có được một thương hiệu nổi tiếng cũng muốn phát triển thương hiệu của mình bằng cách mở rộng thêm các dòng sản phẩm mới, để tăng sự đa dạng và được nhiều người người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, trong chiến lược mở rộng thương hiệu, không ít các doanh nghiệp đã bị thất bại vì mắc phải những sai lầm trong chiến lược mở rộng. Đó là do thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm trong việc tung ra sản phẩm mới không phù hợp với sản phẩm chính.
Mở rộng thương hiệuVì vậy, khi tiến hành việc mở rộng thương hiệu, doanh nghiệp cần:
  • Tránh mắc phải những sai lầm;
  • Cần nghiên cứu chiến lược mở rộng thương hiệu;
  • Mở rộng thương hiệu phải phù hợp với thương hiệu chính
  • Việc mở rộng thương hiệu phải tiến hành theo các bước

Mở rộng thương hiệu là gì?

Mở rộng thương hiệu là việc tận dụng sức mạnh của thương hiệu trong việc mở rộng sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc mở rộng sang ngành khác. Doanh nghiệp có thể thúc đẩy sản phẩm của thương hiệu mình tới những thị trường mới để tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận sản xuất và nâng cao danh tiếng cho mình.

Sai lầm thường gặp khi mở rộng thương hiệu

Phần lớn các doanh nghiệp thường bị mắc những rủi ro khi tiến hành mở rộng sản phẩm của mình sang các dòng sản phẩm mới vì không có sự phù hợp tốt, đã đánh mất sự tin cậy trong những thương hiệu sản phẩm đầu ngành của mình, có khi còn làm sụp đổ thương hiệu đang có.
Nhiều công ty sau một thời gian thành công ở lĩnh vực nào đó, có vốn, có thương hiệu lại bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh và cuộc phiêu lưu sang lĩnh vực mới. Họ nghĩ mình đã thành công ở lĩnh vực A thì cũng thành công ở lĩnh vực B vì vốn tăng, thương hiệu sẵn có.
Thực tế, không ít thương hiệu thành công ở lĩnh vực này nhưng lại bị thất bại ở lĩnh vực khác. Nguyên nhân là do không có sự phù hợp tốt giữa các sản phẩm, đã đánh mất sự tin cậy trong những thương hiệu sản phẩm đầu ngành của mình, " tên tuổi có sức mạnh riêng của chúng, nhưng chỉ trong môi trường mà chúng đã được nhận biết. Một khi ra khỏi môi trường này, khi chúng mất đi sự quan tâm và chúng sẽ mất đi sức mạnh vốn có”.
Sản phẩm đặc trưng của thương hiệu là dòng sản phẩm truyền thống, được khách hàng yêu mến, sùng tín, nếu càng nhiều sản phẩm mang tên thương hiệu, thì càng làm giảm sự lớn mạnh của thương hiệu.
Ví dụ:
Harley Davidson nổi tiếng là loại xe mô tô của Mỹ. Hãng xe này đã khôn khéo phát triển thương hiệu sang các sản phẩm đi kèm như: găng tay, bao da, thắt lưng, áo thun, tất, khăn buộc đầu cùng những vật dụng trang trí cho chiếc xe “hầm hố” hơn.
Việc bán chạy các sản phẩm này đã khiến các ông chủ của hãng Harley Davidson hăm hở bước sang lĩnh vực khác: nước hoa, kem cạo râu rồi thùng đựng rượu vang mang thương hiệu Harley Davidson. Hình ảnh Harley Davidson là sản phẩm đặc trưng cho tính cách mạnh mẽ, hoang dại đến bụi bặm... chính vì thế nước hoa Harley Davidson là điều không thể tưởng tượng nổi với dân sùng bái xe Harley.
Với họ, các ông chủ hãng đã đi quá xa và tỏ ra xem thường họ. Những sản phẩm “lạc lõng” này của Harley Davidson nhanh chóng bị dẹp bỏ và chỉ để lại một câu chuyện hài cũng như một bài học trong kinh doanh của họ.

Cần nghiên cứu chiến lược mở rộng thương hiệu

mo-rong-thuong-hieuChìa khóa cho sự mở rộng thương hiệu thành công là xác định những mục đích mở rộng: những giá trị cốt lõi của thương hiệu. Sự xác định phải được hình thành nhờ vào sự am hiểu thị trường, nghiên cứu tâm lý của khách hàng. Việc thiếu am hiểu về khách hàng và thị trường có thể dẫn tới những thất bại thê thảm: doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro, thất bại trong việc tung ra sản phẩm mới và có thể làm giảm sự hiểu biết về giá trị của thương hiệu.
Một số điều doanh nghiệp cần biết trong quá trình nghiên cứu chiến lược mở rộng thương hiệu:
  • Điều gì làm cho thương hiệu luôn mạnh và độc nhất ở vị trí dẫn đầu.
  • Sự không kết nối giữa những thuộc tính cốt lõi, hình ảnh và tài sản của thương hiệu với khách hàng là ở đâu.
  • Ý thức của khách hàng về thương hiệu hiện nay để chống lại ý kiến đánh giá của nó trước đây là gì?
  • Sự am hiểu của khách hàng về những thuộc tính cốt lõi của thương hiệu.
  • Những ý tưởng của khách hàng là những thứ phù hợp với dịch vụ và sản phẩm hợp logic, thích hợp với những giá trị đó.
  • Quan điểm của khách hàng cũng là một sự mở rộng thương hiệu đáng tin.
  • Sự am hiểu của khách hàng làm cho bản chất của thương hiệu có thể được chuyển thành một sản phẩm hay dịch vụ đặc biệt

Mở rộng thương hiệu phải phù hợp với thương hiệu chính

Để mở rộng thành công thương hiệu thì yếu tố quan trọng nhất đó là sự phù hợp/ đồng dạng với thương hiệu chính. Doanh nghiệp phải đưa ra các khái niệm của thương hiệu chính làm chuẩn để ra quyết định xem thương hiệu mới có khả năng phù hợp với thương hiệu chính hay không?

Khi mở rộng thương hiệu, có 4 đặc điểm cần lưu ý:

  • Sự phù hợp: là phạm vi những thuộc tính của thương hiệu chính có liên quan hoặc ảnh hưởng đến thương hiệu mở rộng
    Ví dụ: thương hiệu Coca-Cola thì thích hợp với mở rộng thương hiệu sang các loại nước ngọt và soda khác hơn là các sản phẩm nước ép trái cây như nước cam
  • Sự thừa nhận: là sự mở rộng thương hiệu mà khách hàng có thể hiểu được một cách logic vì sao thương hiệu này cần được mở rộng dưới sự kiểm soát của thương hiệu chính.
  • Sự tin cậy: là những thuộc tính đáng tin cậy của thương hiệu chính được áp dụng trên các sản phẩm của thương hiệu mở rộng
  • Tính chuyển đổi: là khả năng truyền đạt những kỹ năng và kinh nghiệm của thương hiệu chính sang thương hiệu mở rộng

Các bước cần cho chiến lược mở rộng thương hiệu

Để làm tốt hơn công việc mở rộng thương hiệu, doanh nghiệp cần tiến hành theo các bước sau đây:
1. Nghiên cứu khởi đầu: Nghiên cứu và sơ đồ hóa các thuộc tính của thương hiệu chính bằng cách sử dụng kỹ thuật nghiên cứu khám phá không cấu trúc để suy ra thuộc tính thương hiệu chính mà khách hàng của thương hiệu này mong đợi.
2. Triển khai nghiên cứu khởi đầu: sử dụng kết quả nghiên cứu khởi đầu để phát triển và thảo luận theo nhóm các ý tưởng cho thương hiệu mở rộng. Các đề nghị trên, các nhà quản lý có thể xem xét chúng phù hợp không để mở rộng dựa trên thương hiệu
3. Đầu tư cho sự phù hợp: nghiên cứu và đánh giá ý kiến của nhóm khách hàng về sự phù hợp của thương hiệu mở rộng đối với thương hiệu chính, hãy chắc chắn rằng mẫu lấy được là đại diện cho nhóm khách hàng sẽ mua sản phẩm mở rộng.
4. Sự lựa chọn mở rộng: mở rộng thương hiệu với các nghiên cứu nhắm vào mức độ cao nhất của thương hiệu chính với thương hiệu mở rộng, kiểm tra xem thương hiệu nào kém phù hợp hơn so với thương hiệu chính bằng cách nhận dạng cấu trúc nào ít phù hợp và sau đó giấu nó dưới dạng quảng cáo, tiếp thị hoặc tăng mức độ phù hợp lên.
5. Kiểm soát sự mở rộng thương hiệu: hãy chắc chắn rằng thương hiệu đã được sơ đồ hóa sau khi thương hiệu mở rộng được nhận dạng rằng có cơ hội tốt tồn tại cùng với thương hiệu chính.
(Tuấn Anh -
Theo Doanhnhan360)

Xu hướng thiết kế logo 2010

Khi quan sát hơn 35.000 logo đã được cập nhật từ khắp nơi trên thế giới tới trang LogoLounge trong suốt 18 tháng, chỉ có con mắt thần của một cỗ máy mới có thể phân loại, so sánh và đánh giá sự thành công của mỗi thiết kế. Tuy nhiên những cỗ máy không thể đưa ra được những xu hướng thẩm mỹ.


Ví dụ, một số chỉ dẫn thiết kế có thể được định hướng bằng các công cụ Swirl hay Pucker của illustrator hoặc như Scriptographer có thể làm tốt như năm qua. Ngoài ra các thiết kế có thể bị ảnh hưởng bởi một sự kiện ở thời điểm đó một cách rất nhanh. Bằng chứng của việc này là các biểu tượng chữ O được sử dụng do cảm hứng bởi cuộc bầu cử nước Mỹ 2009.

Chỉ có dùng mắt kết hợp với 8 năm theo dõi Logolounge mới đưa ra được bản phân tích tốt. Đây là những điều tôi đã khá phá sau khi xem hàng ngàn logo, các logo có độ trong suốt (transperency) đã được sử dụng rộng rãi, nhưng như phông chữ, hay màu sắc, chúng không phải là xu hướng. Nó quá phổ biến để coi là một xu hướng. Đơn giản là thế.

Ngoài ra độ sáng của màu sắc cũng trở nên phổ biến, như thể mắt người đang được luyện tập với ánh sáng màn hình, máy chiếu, bảng điện tử. Chúng ta đang sống trong thế giới RGB, chứ không phải CMYK như trước đây.

Chữ càng ngày càng quan trọng trong việc thiết kế nhận diện. Được lái theo đồng tiền, khách hàng và nhà thiết kế làm việc cật lực để ra đời một thông điệp ngắn gọn và/hoặc trực tiếp, và kết hợp chữ thành logo là thông điệp tức thời. Một số logo đơn giản là nhồi 1 thông tin.

Một xu hướng rất đáng khích lệ là sự sáng tạo, những thiết kế tươi mới, đầy năng lượng từ các nước khối Đông Âu. Những nhà thiết kế ở đó dường như có sự cần cù, điều mà các nhà thiết kế phương Tây đã mất đi. Họ sẵn sàng làm rất nhiều logo khác nhau tới một khách hàng, tiếp cận 1 vấn đề từ rất nhiều hướng. Tất nhiên không phải thử nghiệm nào cũng thành công, nhưng nỗ lực và thành quả còn đó.

Những nhà thiết kế Scandinavian (ám chỉ người Đông Âu – wiki) đã thay đổi tươi sáng, sáng sủa hơn trong thiết kế. Dòng chảy đương đại dường như đang ở đó, nhưng các nhà thiết kế thậm chí còn đi nhanh hơn. Một các giác khoáng đạt đang hiện diện.

Những gì đáng chú ý trong năm nay?

  • Các thiết kế chú trọng hơn vào việc gợi lên cảm giác tích cực, hay ít nhất là tuyên bố dũng cảm rằng khách hàng không cần phải e ngại về bất cứ điều gì nữa

  • Có nhiều đường cong, bề mặt, chuyển động

  • Vòng tròn trên vòng tròn trên vòng tròn, đặc biệt lồng vào lẫn nhau và có kích thước giảm dần, xuất hiện khắp mọi nơi. Cũng như xây dựng các đối tượng từ hình tròn.

  • Thiết kế "Xanh" vẫn phổ biến, nhưng không nhất thiết là phải màu xanh, tất cả các màu tươi sáng đều sử dụng.

  • Cuối cùng, xuất hiện một sự phát triển nổi bật khác. Qua nhiều năm, những logo thành công thường có hình dạng rất đẹp. Chúng đa phần chỉ có một màu, hoặc sử dụng màu rất hạn chế. Giờ đây, các nhà thiết kế bắt đầu xem xét kỹ hơn các bề mặt của mảng khối, coi chúng như là một “khung vải” để từ đó tùy nghi sáng tạo. Khả năng tạo hình cùng ý tưởng vẫn đóng vai trò chủ đạo, nhưng một khi được xử lý bằng hiệu ứng, các bề mặt sẽ có thêm nhiều ý nghĩa mới.

Hàng năm, tôi đều có những dự báo xu hướng, nó không phải là một cuốn sách chỉ dẫn phong cách. Nó cũng không phải hữu hạn. Có nhiều xu hướng hợp lệ không được liệt kê ở đây.

Báo cáo sẽ đem tới cho bạn một cái nhìn khác về việc thiết kế logo. Từ "Xu Hướng" bản thân nó đã rất có tính dự báo, nhưng trong thực tế, những dự báo xu hướng không tồi. Chúng nói lên sự phát triển của chúng ta. Chúng giúp ta dựa vào đó để tiến xa hơn.

Cubist – Lập thể





Không có gì ngạc nhiên khi những nhà thiết kế một lần nữa lấy cảm hứng Mỹ Thuật (Fine Art) để tạo ra những tác phẩm ấn tượng của mình. Như Pablo Picasso và Georges Braque đã khám phá trường phái lập thể (Cubism), có một sự hứng thú trong việc giản lược hình ảnh tối đa. Thiết kế logo được áp dụng phương thức mới này, một mối lương duyên tốt đẹp giữa trường phái lập thể và thiết kế logo. Minh họa một hình ảnh một cách đơn giản bằng cách sử dụng nhiều bề mặt. Nó thực sự tôn vinh sự thẩm mỹ của những hình ảnh được giản lược.

Phần mềm làm ra những điều kỳ diệu này là Illustrator với sự trợ giúp của Plugin có tên "Delaunay Raster" khiến kỹ thuật này trở nên rộng rãi và phổ biến. Nhà minh họa Jonathan Puckey đã sử dụng kỹ thuật này cho ra những kết quả tuyệt vời với những tấm hình đồ họa (photographic), và một sự chuyển dịch phong cách bắt đầu xuất hiện trên những dấu hiệu nhận diện của nhiều công ty trong các hoạt động thương mại của họ.

Spores | Bào tử






Những con vi khuẩn biến thành sticker hay những hình có góc cạnh ghồ ghề. Logo là phiên bản thu nhỏ của hình sao cánh tia, và thường được thể hiện theo phong cách 3D. Nằm lơ lửng trong không trung, trông chúng giống như những quả mìn, nằm chờ nổ một cách đầy im lìm trong vùng nước. Trong thực tế, logo trông ấn tượng hơn khi được làm chuyển động trên màn hình. Bất chấp sự so sánh không mấy thiện cảm như ở trên, logo dạng này vẫn trông khá hấp dẫn, có thế mạnh tạo hình riêng, nhờ vào đặc tính chính xác theo kiểu toán học và trông đầy bí hiểm.

Trong một vài trường hợp, các tia lan tỏa ra như các xúc tu, tượng trưng cho sự kết nối tạo thành quần thể. Điểm mạnh của chúng chính là khả năng kiểm soát tốt trật tự từ sự lộn xộn. Chúng là những cấu trúc nhìn tuy hỗn loạn những rất có lớp lang, phối hợp chặt chẽ với nhau một cách hoàn hảo như ý đồ xắp xếp của tạo hóa. Có điều vẻ ngoài gây hấn của những logo này chắc chỉ có thể thuyết phục được các khách hàng, vốn có sẵn tình cảm với các cấu trúc phức tạp theo kiểu tự nhiên mà thôi.

Ghosts – Bóng mờ






Thu hút thị giác là một việc khó khăn nhất của các nhà thiết kế. Khuyến khích người khác nhìn đã là một việc khó, để người ta nhìn kỹ vào nó còn khó gấp bội. Những biểu tượng có hiệu ứng Gaussian – mờ khiến cho người xem thắc mắc và phải nhìn lại cho rõ. Hiệu quả ban đầu đã coi như thành công

Một hình ảnh phù hợp là một yêu cầu bắt buộc. Bởi vậy bạn không thể ngẫu nhiên sử dụng một hình ảnh được làm mờ. Hãy nhớ rằng, cho dù có những bí ẩn để tưởng tượng, nhưng việc tiết lộ ý đồ phải bắt buộc. Kỹ thuật này sẽ thành công khi mà nếu các hình ảnh khi nhìn kỹ được giải đáp rõ ràng. Màu sắc cũng quan trọng vì chúng ta có xu hướng nhận dạng màu sắc trước tiên rồi mới tới hình dạng.

Tendrils | Tua xoắn






Logo hoàn toàn chỉ có các đường ngoằn ngoèo kỳ dị cùng dấu ấn bàn tay thủ công của con người. Qua các báo cáo định kỳ hàng năm, Logolounge có đề cập tới một số các khuynh hướng sử dụng hoa lá cành, ký tự hay văn bản để tạo thành viền cho logo. Năm nay, kiểu hoa lá ngoằn ngoèo lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà thiết kế Si Scott đã được ứng dụng vào trong thiết kế logo. Không giống với các thiết kế được canh vẽ chỉn chu theo kiểu hình học, các dây xoắn này mọc tự do, các đầu mút bò lan ra trông giống như các cành nho.

Tính “người” bộc lộ rõ qua các thiết kế kiểu này, và nó cũng chính là thông điệp. Vẻ đẹp của chúng nằm ở chỗ, chúng không được sáng tạo ra bởi các cỗ máy móc vô hồn. Chúng ra đời nhằm tán dương vẻ đẹp của sự không hoàn hảo. Chúng nhấn mạnh vào sự trang trí theo ý của khách hàng. Đồng thời, hình vẽ bằng tay cũng giúp củng cố thêm thông điệp về tính thật, tương tự như sự phân biệt giữa thư tay và thư điện tử.

Shift – Dịch chuyển






Sự không hoàn hảo khi được xử lý một cách hoàn hảo có giá trị ngang bằng với sự hoàn hảo. Các màu sắc trong suốt chồng lên nhau giống như lỗi lệch màu CMYK hay RGB là điểm nổi bật của xu hướng này. Mặc dù sự chồng chéo khá phực tạp, tuy nhiên với những màu sắc sáng sủa khiến những phần trùng lặp được nhìn rõ. Các lớp đưa ra có mục đích nhằm tạo sự liên kết giữa những cá thể riêng biệt để hoàn thành mục tiêu chung.

Xu hướng này cho thấy sự đa dạng từ một thể đơn giản. Một khía cạnh khác, nó là một hình dạng duy nhất tách ra thành nhiều hình dạng. Với các màu sắc tinh khiết , sáng nên dù các yếu tố tĩnh nhưng tạo cảm giác chuyển động. Ý tưởng này phù hợp với những công ty thích ý nghĩa của việc chuyển động, thay đổi và công việc tiến triển tốt.

Parts – Quần thể






Xu hướng này nhấn mạnh một điều "một cái gì đó có thể xấu xí, nhưng nhiều cái xấu lại thành cái đẹp". Lấy bất cứ cái gì không đẹp lắm – và kết hợp chúng thành một kết cấu lý tưởng. Đó là một yếu tố mà mỗi phần trong đó kết hợp với nhau để làm thành một mục tiêu chung. Từ xa, hình ảnh đại diện bao trùm tất cả. Nhưng gần hơn thì mỗi phần hiện ra là một cá thể nhỏ.

Các ví dụ trên đã minh họa rõ nét điều này: “We” tạo thành hình ảnh nước Mỹ, thể hiện cho ý tưởng “Dân tộc ta tạo ra đất nước”; Hàng trăm chú cá nhỏ tạo thành hình con cá mập, là logo sử dụng cho một trường dạy lặn. Trong mỗi trường hợp, sự cân bằng thị giác rất được chú ý nhằm giúp cho người xem có thể vừa thấy được hình dáng tổng thể, vừa thấy được các hình chi tiết cấu tạo nên nó.

Pixel | Điểm ảnh






Trong thế giới RGB, trên màn hình, pixel là điểm nhỏ nhất. Bởi vậy những logo trên muốn nói rằng, "Đây là những bản chất của chúng tôi"


Hexahedron | khối sáu mặt






Stephen Doyle đã sử dụng phương pháp tạo hình thông minh này trong thiết kế logo cho The Cooper Union, chưa hết logo còn được minh họa bằng một đoạn phim biểu diễn chuyển động của các khối khi rơi xuống cùng nhau, cũng làm cho ý tưởng trở nên thuyết phục hơn. Logo chỉ gồm có 2 hình hộp, sử dụng các mặt màu trong suốt thể hiện chữ viết tắt C và U, nhưng khơi gợi khá tốt cảm giác về không gian, khiến người xem có thể định hướng và hình dung ra các mặt khác nhau của logo khi nhìn ở nhiều góc độ. Nói tóm lại, logo có vẻ như đang mời gọi bạn tham gia và làm bạn cảm thấy thoải mái với nó.

Những logo khác sử dụng cách thức tương tự đều nhắm vào mục tiêu khơi gợi cảm giác về không gian và kích thích người xem tương tác với chúng: Khi được tương tác càng nhiều, khách hàng sẽ càng nhớ tới logo, và khi càng nhớ, họ càng trung thành với thương hiệu.


Dust | Bụi






Khi bạn nói lớn, nhưng lại không biết điều chỉnh tông, giọng bạn sẽ nghe đều đều đến phát chánNếu bạn nói thì thầm vào tai người khác thì bộ não người nghe sẽ tập trung vào một bên tai. Nhưng logo thiết kế theo xu hướng này muốn tôn vinh sự tinh tế của sự thì thầm, với mức độ khác nhau của các điểm vector tạo thành hình ảnh như ý muốn. Một lần nữa các nhà thiết kế lại tìm cách khiến người xem phải dừng lại lâu hơn ở các thiết kế của họ để xem điều gì xảy ra.

Peepshow | Thể loại phim chiếu qua các lỗ nhỏ






Đó là kỹ thuật sự dụng những hình ảnh trong một hình ảnh.  Một giải pháp tuyệt vời để diễn tả một vấn đề nếu nó nằm phía sau biểu tượng đó. Các màu sắc được khống chế ít tương phản tránh sự nổi bật vượt kiểm soát.

Iconologic phát triển thành công một loạt các biểu tượng Coca-Cola để sử dụng tại Olympic Vancouver. Chai Coke được trình bày tương tự như logo của kỳ thi này – các hòn đá xếp chồng lên nhau. Những nét gãy của biểu tượng được kết nối bằng màu sắc thông nhất.

Festoon | Chùm tua






Nếu ai, khi còn bé, đã từng ghé đến các cửa hàng bán đồ kim khí, chắc đều nhớ tới các mẫu quạt điện hay các kiểu máy lạnh dạng cửa được phủ đầy các tua rua tung bay phấp phới. Không chỉ làm khách hàng chú ý, chúng cũng là lời đảm bảo rằng, tại ngôi nhà riêng của mình bạn sẽ có được không gian mát lạnh ngay giữa mùa hè. Những logo này tạo cảm giác một ít cái lạnh và rất nhiều gió thổi. Các lá cờ đuôi nheo chuyển động hay bay phần phật trong gió có thể dùng để tượng trưng cho một ngầm ý nào đó, hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là mô tả một cơn gió mát lành thổi qua.

Điểm then chốt của phong cách tạo hình này chính là các chi tiết đuôi nheo phủ chồng lên nhau. Vì là màu trong suốt, nên chúng sẽ làm đổi màu những vùng chồng lên nhau. Có một sự thoải mái trong tinh thần và không gò bó khi nhìn thấy các logo kiểu này. Chúng trông giống như các ngọn lửa bùng lên theo phương nằm ngang, biểu thị cảm giác vui tươi hay không khí lễ hội. Logo phong cách này khi sử dụng trên các ấn phẩm sẽ dễ dàng tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc.


Stains | Vết ố






Hãy tưởng tượng những logo được sáng tạo nhờ những tờ giấy thấm, những vết dơ của khăn trải bàn. Tất nhiên độ mờ của chúng được kiểm soát để các hình ảnh vẫn dễ nhận ra. Nhữn thiết kế này cũng tạo ra những chuyển động cho các hình ảnh tĩnh.

Burst | Pháo hoa






Một cách chắc chắn rằng, pháo hoa chính là quán quân trong cuộc thi giành lấy ánh nhìn của khách hàng. Âm thanh vang dội kèm theo là yếu tố thu hút bạn nhìn lên đốm sáng, nhưng chính sự nổ tung bắn ra hàng ngàn tia lửa lung linh mới chính là chất adrenaline (một loại hoóc-môn) gây kích thích thị giác bạn nhất. Thử hỏi còn hình tượng nào hướng người xem tới cảm giác phấn khích, tích cực và vui vẻ như pháo hoa? Những logo minh họa kèm theo đây, cũng như nhiều tác phẩm khác cùng cách thể hiện, dù được xử lý riêng biệt nhưng tựu trung vẫn là đang cố gắng giữ lại khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng rực rỡ và huy hoàng..

Màu sắc rực rỡ, tươi sáng, trải dọc hết dãy quang phổ. Logo mô tả khoảnh khắc viên mãn nhất của pháo hoa, thể hiện vào lúc nó chuyển động, nở bùng và tỏa sáng rực rỡ. Thể hiện được chi tiết hình tượng này với một số nét hạn chế là một thách thức không nhỏ, tuy vậy logo LaQuinta do LatinBrands thiết kế và logo Logistigo do Porkka Kuutsa thiết kế là những ví dụ tuyệt vời, rất đặc trưng nhưng vẫn đơn giản.


Wallpaper | Giấy dán tường






Sau nhiều năm được chứng kiến các họa tiết trang trí đơn sắc như dây leo, hoa lá, đường xoắn, nét uốn lượn được sử dụng để tô điểm cho logo, trào lưu này tạm lui bước để nhường chỗ cho một phong cách trang trí thậm chí còn rườm rà hơn. Chúng xuất hiện dưới một hình hài mới và cũng trở nên lòe loẹt hơn. Logo với nhiều họa tiết lồng bên trong ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức, thỏa mãn sự chú ý. Màu sắc vì thế cũng được sử dụng tùy theo cảm hứng của người thiế kế.

Một bức hình nhìn nghiêng của người phụ nữ chẳng có gì là lạ so với sự tưởng tượng của bạn, nhưng khi trộn vào đó vô số hoa văn sặc sỡ, cô ta sẽ trông nổi bật và có cá tính hơn. Những logo dạng này thực sự không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng thiết kế, mà là cách kể những câu chuyện liên quan tới các họa tiết nằm trong đó. Một cách chắc chắn rằng, logo nào có nhiều màu sắc và học tiết trang trí rườm rà thì thường gặp rắc rối to với việc in ấn, đặc biệt ở dạng 1 màu. Nhưng không sao, vì thời buổi này chẳng còn ai sống mãi trong cái thế giới một màu ấy cả.


Box-up | Được đóng khung






Việc sử dụng chữ cho logo đã thành một điều cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng giúp ích cho các hoạt động thương mại. Tuy nhiên ngoài tên công ty thì cũng cần có nhưng thông tin cần xác định, như ngày thành lập, địa điểm, slogan…bởi vậy giải pháp đóng khung chia từng phần ra được sử dụng, điều này giúp người xem hiểu rõ những gì bạn cần truyền tải.

Những xu hướng đáng chú ý khác.





Tấm tôn: 

Đặc điểm: Những đường biên mảnh, có thể trong suốt hay không, được tăng thêm độ dày tạo cảm giác 3D.




Chăn bông

Đặc điểm: Bề mặt logo bao phủ bởi các mặt hình học, màu trong suốt, giáp mí nhau trông như những mảnh của một chiếc chăn bông.




Tan chảy

Đặc điểm: Các điểm trên logo được cho phép chảy xuống và kéo giãn khỏi hình chính, như tác dụng của trọng trường




Vặn xoắn

Đặc điểm: Hình được bóp méo trông như ảnh phản chiếu trong nhà kính quái dị. Đôi khi hình ảnh gốc sẽ mất hẳn hình dạng khi áp hiệu ứng này vào.




Bảy sắc cầu vồng

Đặc điểm: Bất kỳ cách nào sử dụng tất cả dải quang phổ xoay tròn trên một logo. Hiệu ứng thường sử dụng cho các logo có hình cánh đồng tâm, dải màu lúc này trở thành vòng tròn khép kín.Minh họa: Rise Design Branding Inc., Star CreativeLò xoLogo được tạo thành từ việc lặp lại hàng loạt các hình có nét mảnh, nhưng không nhất thiết phải đồng tâm như hình trang trí hoa hồng. Số lượng nét sẽ quyết định tới độ lớn mảng trong logo




Lò xo

Logo được tạo thành từ việc lặp lại hàng loạt các hình có nét mảnh, nhưng không nhất thiết phải đồng tâm như hình trang trí hoa hồng. Số lượng nét sẽ quyết định tới độ lớn mảng trong logo.

Những bộ nhận diện thương hiệu đáng học hỏi

Những nhà thiết kế chúng ta hãy tiếp tục khó tính và tỉ mỉ với mỗi tác phẩm của mình. Nghề thiết kế không chấp nhận tĩnh dễ dãi trong công việc. Mong rằng các bạn hiểu điều đó qua các tác phẩm ấn tượng được đưa lên iDesign.vn
SBB Cologne





































Autentika Corporate Identity


























 















    































 



Bella Sicilia Identity










































Visual identity / Sabienzia